Biện pháp tránh thai nào phù hợp với bạn – đây là chia sẻ của bác sĩ mà bạn đừng nên bỏ qua

Có những chị em nhanh chóng tìm ra phù hợp. Có những người lại mất thời gian thử qua một số cách trước khi chọn được loại phù hợp. Lưu ý: Những gì hợp với bạn những năm 20 có thể không phải thứ tốt nhất dành cho bạn tuổi 40. Do đó, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ.

Có quá nhiều biện pháp tránh thai cho bạn lựa chọn. Vì vậy, việc tìm hiểu sẽ gây không ít khó khăn cho bạn. Tiến sĩ Deborah Bateson của Tổ chức Kế hoạch hóa gia đình Family Planning NSW sẽ giúp giải đáp những băn khoăn thường gặp nhất.

 

Làm thế nào để biết biện pháp tránh thai phù hợp với mình?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc tìm kiếm biện pháp tránh thai tốt nhất cho hoàn cảnh của từng người. Ví dụ, bạn có thể rất bận rộn và việc phải nhớ đem theo thuốc tránh thai hàng ngày sẽ đi kèm với vô số bất tiện. Khi đó, bạn có thể thiên về các biện pháp tránh thai dài hạn hơn như que cấy tránh thai, vòng tránh thai. Hoặc trường hợp bạn bị bệnh thì chúng có thể khiến một số biện pháp tránh thai trở nên kém hiệu quả. Bạn có thể trải nghiệm các tác dụng phụ như thay đổi tâm trạng, đầy hơi chướng bụng với một số biện pháp tránh thai này nhưng không phải với một số khác và vì thế thích chọn loại giúp giảm hay thậm chí kết thúc hoàn toàn chu kỳ kinh nguyệt.

Có những chị em nhanh chóng tìm ra biện pháp tránh thai phù hợp. Có những người lại mất thời gian thử qua một số cách trước khi chọn được loại phù hợp. Lưu ý: Những gì hợp với bạn những năm 20 có thể không phải thứ tốt nhất dành cho bạn tuổi 40. Do đó, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ.

Cách tốt nhất để biết biện pháp tránh thai nào dành cho bạn là tìm hiểu về tất cả các loại khác nhau, ưu – nhược điểm từng loại. Như vậy, nếu cần tham vấn bác sĩ thì bạn cũng đã biết nên đặt câu hỏi gì. Quan trọng là không chỉ cho bác sĩ biết bệnh lý của bạn mà còn cả những đặc điểm của một biện pháp tránh thai mà bạn quan tâm nhất. Nhờ đó, khả năng tìm ra loại phù hợp nhất sẽ cao hơn.

Chúng tôi với các bác sĩ hàng đầu sẽ tư vấn cho bạn về sức khỏe quan hệ tình dục, các tư thế quan hệ sướng nhất và các phương pháp chữa yếu sinh lý vô cùng hiệu quả sẽ giúp cho bạn khỏi vấn đề của mình ngay

Có cần thay đổi biện pháp tránh thai thường xuyên để không trở nên ‘miễn dịch’?

Dù có nhiều biện pháp tránh thai khác nhau nhưng bạn không nhất thiết phải thay đổi liên tục từng loại. Cơ thể không trở nên ‘miễn dịch’ với các biện pháp tránh thai. Đây là hiểu lầm phổ biến, rằng biện pháp tránh thai sẽ mất tác dụng theo thời gian. Nếu một loại nào đó phù hợp với bạn, nó sẽ phù hợp với lối sống của bạn và bạn sẽ không phải đối mặt với tác dụng phụ phiền phức nào. Vì vậy, không cần thiết phải thay đổi.

Tương tự, không cần thiết phải dừng dùng thuốc tránh thai – trừ khi bạn muốn có bầu! Hiện nay, có loại vòng tránh thai thời hạn tác dụng lên tới 5-10 năm. Nhưng tất nhiên, nó không cần phải ở trong cơ thể bạn lâu đến vậy. Khi tháo vòng ra, bạn sẽ có khả năng mang thai trở lại.

Nếu một biện pháp tránh thai phù hợp với bạn và bạn cảm thấy thoải mái thì không cần thay đổi làm gì!

Xem Thêm:  Top 6 tác hại đối với cơ thể khi thiếu vitamin A

Dạng tránh thai nào hiệu quả nhất?

Các biện pháp tránh thai có tác dụng lâu dài và có thể tháo ra được (LARC) đã được chứng minh là rất hiệu quả: 99,8% với vòng tránh thai sử dụng hormone và 99,2% với vòng tránh thai đồng. Điều này có nghĩa là cứ 100 phụ nữ, sẽ có ít hơn 1 người sẽ mang thai trong vòng 1 năm.

Que cấy, có thể ở nguyên vị trí dưới da cánh tay trên tới 3 năm, cũng là một biện pháp ngừa thai hiệu quả (99,9%). Trên thực tế, những biện pháp tránh thai LARC hiệu quả tương đương triệt sản – thắt ống dẫn trứng ở nữ và phẫu thuật cắt ống dẫn tinh ở nam – nhưng chúng có ưu điểm là có thể lập tức lấy ra khỏi cơ thể một cách hoàn toàn.

Trong khi thuốc tránh thai và vòng âm đạo có thể đạt hiệu quả hơn 99% khi được sử dụng đúng, thực tế thì 9/100 phụ nữ có thể mang thai khi dùng biện pháp này, thông thường do không duy trì uống thuốc đúng thời điểm hoặc thuốc hết hạn.

Biết rõ về hiệu quả ngừa thai của từng biện pháp là một phần quan trọng khi lựa chọn cho bạn.

 

Ngoài bao cao su, có biện pháp tránh thai nào bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục?

Không. Bao cao su là biện pháp duy nhất giúp ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng như khả năng mang thai. Bao cao su dành cho nam được làm từ cao su hoặc các vật liệu không phải cao su khác. Bao cao su dành cho nữ được làm từ vật liệu đặc biệt có tên nitrile (cao su tổng hợp chịu dầu).

Bao cao su không hiệu quả như một số biện pháp ngừa thai khác (có thể do không phải lúc nào chúng cũng được sử dụng/không được sử dụng đúng cách/đôi khi bao cao su bị rách hoặc trượt ra). Vì vậy, những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nên dùng bao cao su kết hợp biện pháp ngừa thai khác hiệu quả hơn như thuốc tránh thai, vòng âm đạo, que cấy hoặc vòng tránh thai.

Biện pháp tránh thai sử dụng hormone có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản lâu dài không?

Đây lại là một hiểu lầm phổ biến nữa về ngừa thai. Không biện pháp tránh thai nào ảnh hưởng tới khả năng mang thai trong tương lai của bạn, trừ những biện pháp vĩnh viễn (thắt ống dẫn trứng hoặc cắt ống dẫn tinh). Lý do tất nhiên là bởi đó là mục đích mà chúng được thiết kế.

Khi một phụ nữ ngừng sử dụng thuốc tránh thai, vòng âm đạo, que cấy tránh thai hoặc vòng tránh thai, khả năng thụ thai của cô ấy sẽ lập tức trở lại bình thường. Ngoại lệ duy nhất là mũi tiêm ngừa thai 3 tháng 1 lần bởi chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai của bạn có thể mất tới 1 năm để trở lại bình thường nhưng sau đó thì không có tác động lâu dài nào.

Quan trọng là thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, có thể được mua ở hiệu thuốc mà không cần kê đơn, cũng không để lại ảnh hưởng lâu dài tới khả năng thụ thai. Dùng nhiều hơn 1 lần trong 1 chu kỳ cũng không tiềm ẩn tác hại.

 

Ngoài bao cao su, có biện pháp tránh thai không hormone, dễ dàng tháo ra được không?

Câu trả lời là ‘có’. Vòng tránh thai đồng là một biện pháp ngừa thai có thể tháo ra rất hiệu quả, có thể sử dụng lên tới 10 năm và không ảnh hưởng gì tới khả năng mang thai khi được tháo ra. Nó rất hữu ích với những chị em không muốn sử dụng biện pháp hormone hoặc không thể do mắc một chứng bệnh nào đó, mặc dù nó có thể khiến việc ra máu kinh nhiều hơn và chu kỳ kéo dài hơn.

Có một màng chắn bằng silicone được cấy vào âm đạo để che phủ cổ tử cung vào thời điểm bạn quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nó không hiệu quả như phần lớn các biện pháp khác. Các biện pháp nhận thức rõ về khả năng sinh sản liên quan tới việc ghi chép hàng ngày về dấu hiệu mang thai như thân nhiệt, dịch nhày tử cung và giám sát các ngày trong chu kỳ kinh – bạn và người ấy phải rất kiên trì, tỉ mỉ và hiểu rằng, có nhiều yếu tố tác động tới độ tin cậy của những biện pháp này cũng như có nhiều ngày cần phải tuyệt đối kiêng ‘sex’.

Biện pháp tránh thai có làm tăng cân?

Chỉ có một biện pháp tránh thai duy nhất có liên quan tới tình trạng tăng cân là mũi tiêm ngừa thai 3 tháng 1 lần. Không có tác động rõ rệt của những biện pháp sử dụng hormone khác, bao gồm thuốc tránh thai, vòng âm đạo, que cấy và vòng hormone lên cân nặng. Ở bất cứ nhóm phụ nữ nào, cũng sẽ có một số người tăng cân, một số giảm cân và nhiều người giữ nguyên cân nặng.

Chúng ta thực sự cần ghi nhớ một sự thật đáng buồn rằng: Tất cả chúng ta đều có xu hướng tăng cân khi già đi. Vậy mới nói, nếu bạn cho rằng biện pháp tránh thai mình đang sử dụng gây tăng cân, hãy trò chuyện với bác sĩ bởi có thể một biện pháp tránh thai khác sẽ phù hợp với bạn hơn.

 

Biện pháp xuất tinh ra ngoài đáng tin cậy tới mức nào?

Xuất tinh ra ngoài không được khuyến nghị với tư cách là một biện pháp ngừa thai an toàn, đáng tin cậy, ngoài thực tế là nó phụ thuộc vào mức độ tự kiểm soát của người kia. Khoảng 40% nam giới cũng có tinh trùng trong giai đoạn tiền cương cứng! Hiệu quả ngừa thai của biện pháp xuất tinh ra ngoài nằm trong khoảng 78-96%. Như vậy nghĩa là trong 100 phụ nữ, 4-22 chị em có thể mang thai trong vòng 1 năm.

 

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>