Nhân vật : Hồ Hoa Huệ (1944-)

images107682 vosu Nhân vật : Hồ Hoa Huệ (1944 )

Tiểu sử và sự nghiệp

Hồ Hoa Huệ tên thật là Nguyễn Thị Kim Xoa, sinh năm 1944 tại quê ngoại thuộc tỉnh Tiền Giang. Quê nội bà ở Bình Định, cái nôi của võ cổ truyền miền Trung và là nơi khởi phát, khẳng định danh tiếng của anh em nhà Tây Sơn. Bà mồ côi cha từ năm lên 2 tuổi, được ông nội đón về Bình Định nuôi dưỡng. Từ năm lên 5 tuổi bà bắt đầu mà thầy dạy đầu tiên chính là ông nội, một võ sư phái Tây Sơn Bình Định. Đến năm lên 10 thì ông nội chỗ dựa lớn nhất của bà lúc đấy qua đời. Bà phiêu bạt lên Tây Nguyên và được thụ giáo võ sư Phạm Đồng tại đây.

Được ít lâu bà theo mẹ xuôi về Mỹ Tho nhưng rồi cuộc sống lại buộc bà phải lộn ngược lên Sài Gòn, di chuyển chỗ ở liên tục từ quận 4, qua quận 8, xuống quận 10. Cái cực của đời bà là phải dịch chuyển rất nhiều, nhưng đó cũng là duyên may vì nhờ vậy bà được gặp và thọ giáo những võ sư kỳ tài của nhiều môn phái. Đặc biệt, năm được 14 tuổi, bà trở thành môn sinh của võ sư Từ Thiện (tức Hồ Văn Lành), chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà, và từ lúc này bà mới mang tên Hồ Hoa Huệ.

Đến tuổi tam thập, Hồ Hoa Huệ mở lớp truyền thụ ở đất Tiền Giang. Năm 41 tuổi, bà quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức khai lập môn phái Tinh Võ Đạo với mong ước gìn giữ, lưu truyền cho đời sau những tinh hoa võ cổ truyền dân tộc.

Từ đó đến nay, bà trở thành hội viên của Hiệp hội cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại là Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Cổ truyền Việt Nam, thành viên của Ban tổ chức phụ trách chuyên môn và đối ngoại của Liên đoàn. Bà đang đào tạo các lớp võ sư, huấn luyện viên nòng cốt của môn phái Tinh Võ Đạo tại võ đường riêng của mình ở quận 7 và mở nhiều lớp cho các võ sinh tập luyện tại một số trung tâm thể dục thể thao, nhà văn hóa thiếu nhi quận tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành tích

Là một người phụ nữ có nét mặt phúc hậu, nhẹ nhàng và phong thái quý tộc, nhưng nữ võ sư Hồ Hoa Huệ đã từng đoạt giải vô địch tại liên hoan võ cổ truyền toàn quốc và là người phụ nữ đầu tiên dạy võ Việt Nam ở châu Âu, đồng thời được Liên đoàn Karate trao chứng chỉ võ sư đệ ngũ đẳng.

Trước 1975 Hồ Hoa Huệ đã từng giành được nhiều chiến thắng tại các giải đấu. Từ 1996 đến 1999 trong 4 năm liên tiếp bà đạt ngôi vô địch kỹ thuật võ cổ truyền toàn quốc hạng tuổi 50-60.

Ý nguyện lớn nhất của Hồ Hoa Huệ nhằm phát triển võ thuật Việt Nam ra thế giới là tạo điều kiện tốt cho các võ sư truyền bá môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam, tổ chức được các chương trình festival võ thuật thu hút các võ sư nước ngoài đến Việt Nam nhằm giao lưu giữa các môn võ của các dân tộc trên thế giới và Việt Nam. Với tâm nguyện đó, nữ võ sư từng nhiều lần lưu diễn và giảng dạy tại nước ngoài, mang võ Việt Nam “xuất khẩu” qua 15 nước châu Âu và châu Phi.

Đặc biệt, nhân lễ kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh do Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức tại Paris tháng 11 năm 1998, tất cả những người tham dự đều rất xúc động khi giáo sư Trần Văn Khê, một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu âm nhạc Việt Nam truyền thống, đã đánh rơi gậy và ôm choàng lấy Hồ Hoa Huệ sau khi bà kết thúc bài biểu diễn có tên Đại đao Lý Thường Kiệt. Sau đó giáo sư đã đọc bài thơ Nam quốc sơn hà dành tặng cho nữ võ sư và đông đảo khán giả. Trong một tháng rưỡi có mặt ở Paris sau đó, Hồ Hoa Huệ đã từng nhiều lần trình diễn và hướng dẫn các võ sinh tại một số trường dạy võ thuộc Hiệp hội quốc tế võ đạo Việt Nam và Hội võ Kempo. Tại Nice, một thành phố biển lộng lẫy của nước Pháp, sau khi bà xuất hiện thì Trần Hoài Ngọc, chưởng môn phái Cửu Long võ đạo đã bái tổ dâng luôn kiếm lệnh của môn phái mà ông đã gây dựng trước đó 18 năm cho bà điều hành. Tại Thụy Sĩ, Huỳnh Đại Hải cũng đã mời Hồ Hoa Huệ đứng lớp một khóa huấn luyện các thế chiến đấu kéo dài 45 ngày cho 42 vệ sĩ chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ tại các ngân hàng.

Rời khỏi Pháp, bà lại trở thành đại sứ của võ cổ truyền dân tộc Việt Nam mang thông điệp và tâm nguyện chấn hưng võ thuật dân tộc tới cộng đồng người Việt ở Bỉ, Italia, Hà Lan, Đức và hầu khắp các tỉnh thành của Ma rốc.
Sau những nỗ lực cống hiến nhiệt thành cho võ cổ truyền và sự thành công trong võ nghiệp, vào năm 2000, vị nữ chưởng môn Tinh võ đạo Việt Nam này được tạp chí võ thuật của Pháp bầu chọn là “Người đàn bà vàng” .

Thông tin thêm

Trong cuộc đời ruổi rong mưu sinh, Hồ Hoa Huệ đã từng là chủ một tiệm vàng ở thành phố. Không chỉ có vậy, ít người biết rằng bà còn có giai đoạn làm trưởng đoàn cải lương Bình Minh 78 với các nghệ sĩ Minh Vương, Thanh Tuấn, Hoài Thanh, Diệu Hiền, Lệ Thủy. Yêu thích nghe những làn điệu vọng cổ, bà đã sáng tác đến hơn 200 bài cho các nghệ sĩ thể hiện, đặc biệt trong đó có tuyển tập Bến nước hẹn hò.

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>