Sức hấp dẫn khó cưỡng của võ thuật

Tự thân đã có một sức hút rất lớn đối với con người, nhất là thanh thiếu niên. đáp ứng và thoả mãn được tính hiếu động, nâng cao thể trạng, phát triển năng lực tự vệ, tấn công cho người tập. Ngoài ra sự trình diễn mang tính chất thẩm mỹ cao hoặc các công phu đặc dị cũng chinh phục cảm quan của đại đa số quần chúng nhân dân, các giới, các ngành …

shaolin warriors 1 Sức hấp dẫn khó cưỡng của võ thuật

Đi sâu vào lãnh vực mênh mông của , tri thức ta tăng tiến dần lên, quan điểm về võ thuật được đúng đắn hơn, đời sống tinh thần phong phú thêm… Thế là sức hút đã đưa ta vào quỹ đạo nhất định, khó thay đổi. Nhiều người thầy võ cho đó là “Nghiệp” phải theo đuổi mãi, dù rằng trên đường lưu chuyển đã từng gặp không ít khó khăn trở lực.

Võ Thuật là một chuyên khoa sâu, một ngành văn hoá nghệ thuật do con người tạo ra và di dưỡng. Võ thuật chỉ được xây dựng trên một chủ thể duy nhất, đó là con người và chính con người sẽ làm cho võ học ngày càng một cao rộng phong phú hơn – Sự tương tác hỗ căn.

Lịch sử phát triển của võ thuật gắn liền với đà tiến hoá của loài người. Thuở ban đầu các động tác chiến đấu rất thô sơ, chỉ là những cái tát, vồ, chụp, đấm, đá đơn giản, dần dần được tinh vi hoá sao cho từng tư thế phát đòn phải được hoàn thiện, thuận lợi nhất, nhanh mạnh nhất, hiểm hóc nhất, che giấu được chỗ hở tốt nhất…

Tùy theo vị trí địa lý, nhân chủng và lịch sử đấu tranh của mỗi dân tộc, mà các trường phái võ thuật được hình thành và có vóc dáng riêng, hoặc thiên về quyền, hoặc thiên về cước, có phái chuyên về vũ khí, hoặc phát triển sâu về khí công, nội công, ngạch công, nhuyễn công v.v.

Về mặt lý luận môn nào cũng có lý lẽ riêng; về mặt huấn luyện, phái nào cũng có chương trình và các phương thức tập luyện đặc thù. Nhìn chung tất cả đều hay, chỉ tiếc đời người không đủ thời gian và điều kiện để tập hết các môn; thế nên tùy hoàn cảnh, tùy sở thích, tùy cơ duyên mà người tập môn nầy, kẻ khác tập môn khác, tạo nên bầu không khí sinh hoạt võ thuật đặc sắc lan rộng khắp nơi.

Tuy nhiên thời gian cũng sàng lọc để loại bỏ những gì không phù hợp, không đúng hướng với đà tiến bộ con người. Có những môn võ mất dần sức hút đến nỗi không còn cần thiết trong đời sống nhân loại, người ta không quan tâm mặc dù môn ấy được dựng thành phim như huyền thoại; xem để giải trí thì được, chứ không ai muốn phải mất thời gian công sức tập luyện những công phu chẳng phù hợp với xu thế thời đại nữa.

Đáng buồn hơn, ở trường hợp một số môn phái mạnh khác cũng đang kiệt dần sức hút vì mất đoàn kết do mâu thuẫn nội bộ; họ mãi lo tranh giành với nhau các tư lợi nhỏ nhen, những hư danh rỗng tuếch. Thời gian và tâm trí bị mất mát qua các cuộc đấu đá bôi bẩn nhau thay vì lo tập trung tìm tòi, nghiên cứu, hội thảo, bàn luận, chen vai góp sức để làm giàu tài sản chung, khiến cho tinh hoa thui chột, nghệ thuật bị xa dần nguồn cội. Người ngoài nhìn vào vừa chê cười vừa mất lòng tin, người cùng môn phái chỉ biết thở dài ngao ngán.

Bất kỳ loại tài sản nào muốn tồn tại truyền đời cũng đều trông cậy vào thế hệ kế thừa, nhất là dạng tài sản về văn hoá nghệ thuật. Một môn phái võ đạo cũng không vượt qua qui luật ấy. Thế hệ đi sau phải được tiếp nhận đầy đủ các tinh hoa của nghệ thuật đề làm hành trang tiếp bước cha anh. Ví dụ: Dạy cho đệ tử một miếng võ không những chỉ dạy cho thuộc mà còn phải biết cách dạy để trở thành phản xạ, biết triển khai sử dụng sao cho có hiệu quả. Dạy múa một bài quyền ngoài việc thuộc bài ra, phải hướng dẫn cách bộc lộ được ý nghĩa thâm sâu tàng ẩn, để các động tác được thể hiện bằng sự thông minh trí tuệ, trong khuôn phép Kí Hoà, Tâm Định, Thần Minh. Giống như việc dạy hát của khoa Thanh Nhạc; thuộc bài hát và hát có kỹ năng như phát âm tròn vành rõ chữ, cách ngân nga nhấn nhá đúng cao độ, trường độ dòng nhạc và cường độ biểu lộ tình cảm trong bài hát.

Nếu dạy hời hợt, không tránh khỏi học cũng hời hợt, nghệ thuật bị phôi pha sau từng đợt kế thừa, sức hút bị yếu dần trước khi mất hẳn, người trong cuộc cũng bị mất phương hướng trước một thứ nghệ thuật phi nghệ thuật.

Để làm tốt công việc giảng dạy, ông thầy võ cần trang bị cho môn sinh ba thứ chất: Tố Chất, Tính Chất, Phẩm Chất – gọi là : Tam Chất đồng tập – để làm vốn liếng cơ bản cần có ngõ hầu đủ bản lĩnh nhận lãnh trách nhiệm vụ kế thừa .

1.TỐ CHẤT:
Đó là năm tố chất thể lực: – Nhanh – Mạnh – Bền – Khéo – Dẻo.
* Nhanh: Các động tác võ thuật được tập trở thành phản xạ, phát ra với tốc độc cao, phù hợp với tình huống diễn biến, đúng thời điểm, chính xác như ý muốn. Cần chú ý các bài tập bổ trợ về phản xạ có điều kiện, phản xạ tự nhiên.
* Mạnh: Sức phát đòn có cường lực lớn, các cú đấm, ngọn đá thể hiện được uy lực dũng mãnh. Lực phát được bắt nguồn từ đan điền, lan ra tay chân bởi các yếu tố hợp lực và các yếu quyết dụng nội lực.
* Bền: Khả năng thực hiện một khối lượng vận động lớn, kéo dài sự duy trì năng lượng cơ và các trạng thái sinh hoá của cơ thể. Mức độ sung sức ban đầu được nâng cao theo ngày tháng tập luyện (tất nhiên có mức bão hoà).
* Khéo: Sự phối hợp đồng bộ của nhiều động tác vi tế phức tạp, nói lên khả năng thực hiện độ khó, sự luyện tập dày công và làm chủ thần kinh.
* Dẻo: Sự mềm dẻo uyển chuyển, vận động có nghệ thuật nhờ vào khả năng mở khớp ở biên độ rộng trên toàn thân thể.

Các tố chất thể lực nêu trên rất cần thiết cho người luyện võ. Có những trường hợp bẩm sinh đã hội đủ cả năm tố chất, người ta gọi đó là thiên bẩm, hay năng khiếu; nếu được luyện tập đúng mức có thể đạt tới . Trong trường hợp không hội đủ cả năm, vẫn có thể thành công với điều kiện luyện tập thật chuyên cần – Cần cù bù năng khiếu – tuy nhiên vầt vả hơn là tỉ lệ đạt thấp hơn. Tiếc thay có những trường hợp – Tiên Thiên Toàn Túc, Hậu Thiên Bất Túc – sinh ra đã có những tiền tố nhưng không được đào tạo đúng hướng, đúng cách, đành hoài phí đi một nhân tố đầy đủ khí chất, gân cốt tốt tươi.

Tóm lại cái giỏi của ông thầy võ là biết phát triển năng khiếu, và cũng biết biến sự Bất Túc thành Toàn Túc. Sức hút trở nên mạnh mẽ cũng từ chỗ này, vì đã mang được võ thuật đúng nghĩa đến cho mọi người bằng tâm đức và tài năng chân chính.

2.TÍNH CHẤT :
Sự hiểu biết về lý luận võ học: Chính là nền tảng vững chắc cho sự thành đạt trong lãnh vự võ thuật. Có người theo tập luyện nhiều năm nhưng vẫn còn mù mờ vì không thông hiểu được các ý nghĩa chiều sâu mang tính uyên thâm, chỉ nắm bắt đường nét rồi suy diễn theo nghĩa thông thường để rồi bỏ qua những đặc trưng qúy giá vế tính triết học, tính sinh học, tính mỹ học, tính võ học của những bài bản, kỹ thuật, hay bài tập trong môn phái. Hiểu biết không cao, tất nhiên tính chất cũng tầm thường, mất phương hướng, lệc qũy đạo vì thiếu lực hút của một nghệ thuật đúng nghĩa.

Xác định quan điểm đúng đắn về võ thuật: Là điều cần thiết để người tập võ thấy được đích đến và ý nghĩa thành tựu. Quan điểm sai, luyện tập sẽ chệch hướng, thay vì đi thẳng vào trọng tâm của chủ đề, nhanh chóng nắm bắt cái cốt lõi tinh túy, thì họ chỉ đi những vòng hời hợt bên ngoài, uổng phí thời gian công sức, cuối cùng mang tâm trạng chán nản, thiếu tự tin vì càng học tập càng bị lẫn quẩn.

Sự đam mê và niềm tin: Là nguồn động lực đẩy ta vượt những khó khăn trên hành trình đến với võ đạo. Thiếu đam mê và niềm tin, ý chí sẽ không vững, nghị lực sẽ không bền, dễ bỏ cuộc nửa chừng và nuối tiếc đoạn đường đã qua.

Nhiệt huyết và năng động: Là lòng hăng hái, không ngại việc, không sợ khó và tháo vát tạo ra nhiều cơ hội để đến thành công. Tuổi trẻ thiếu nhiệt huyết, năng động cũng vô ích như ông già thiếu kinh nghiệm. Cuộc sống không chờ đợi hay thiên vị kẻ lười nhác. Hãy sống thật, sống hết mình, biết chọn đích sống và phấn đấu với sự nỗ lực toàn tâm toàn trí.

3.PHẨM CHẤT:
Tính kỷ luật trong tập thể: Là đức tính cần thiết của con nhà võ, nói lên sự hoà mình, khiêm tốn, biết tự chế, tôn trọng cộng đồng. Sinh hoạt võ thuật rất trọng nghi thức (nhưng không hình thức cứng ngắt) nhắm mục đích giáo dực tính trọng kỷ luật cho môn đồ. Giữ môn qui nghiêm cẩn, là giữ giếng mối cho môn phái được tồn tại và phát triển lâu dài. Vô kỷ luật, ngang tàng ương bướng, gây rối đều là tánh xấu, là tai họạ của tập thể, cộng đồng.

Hàm dưỡng tu tập tinh thần võ đạo: Điều nầy ta phải làm cả đời bằng ý thức và sự nghiêm túc, vì tinh thần võ đạo luôn hiện diện trong đời thường. Những kinh điển, giáo điều giúp ta nắm vững các mẫu mực nhưng cuộc sống lại cho ta kinh nghiệm. Thiện ác tốt xấu luôn song hành và cọ sát, đôi khi nẩy lửa và đổ vỡ, nhưng nhờ đó mới hiểu được thế nào là võ đạo để chiêm nghiệm, để ngộ và sùng bái.

Cách đối nhân xử thế: Dù ta mạnh nhưng không được phép cho mình là kẻ mạnh vì người có võ dễ bị ngộ nhận là võ phu, võ biền. Đừng để mờ lương tri hầu phân biệt cho rõ đúng, sai, thiện, ác mà dẫn dắt hành động. Hãy trọng nhân nghĩa và công bằng với mọi người; khi cần phải biết thể hiện tính hiệp sĩ cứu nhân độ thế.

Đức bao dung, lòng nhân ái: Đây là phẩm hạnh tốt đẹp và cao cả nhất, là chất liệu thu phục, cảm hoá người tốt nhất. Hãy thực hiện thường xuyên trong đời sống dù là những việt nhỏ nhặt, chắc chắn sẽ có một lực hút rất lớn đối với mọi người chung quanh.

Muốn thành công trong lãnh vực võ thuật, phải luyện tập một cách nghiêm cẩn. Ranh giới giữa đúng và sai rất mong manh. Tập chệch một tí thôi, sẽ hình thành thói quen theo hướng lệch lạc, rất khó chỉnh sửa về sau, ngày càng xa rời đích đến.

Tố chất, tính chất và phẩm chất không thể đứng độc lập riêng lẻ, mà phải giao thoa, hỗ tương để làm trụ cột vững vàng xây nền nghệ thuật, phát sức hút mãnh liệt với tha nhân đào tạo tốt các thế hệ kế thừa tiếp nối thừa kế một tài sản có giá trị thật sự, gieo nhân tốt cho công cuộc phát triển ở tương lai mai sau.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>