Tìm hiểu về Thuật ném phi tiêu

tieu 2434 Tìm hiểu về  Thuật ném phi tiêu Khó có thể nói đích xác thời điểm xuất hiện của thuật ném phi tiêu ở Nhật bản. Thời xa xưa, phụ nữ nhật đã biết sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn (Kaiken) vàcây trâm cài tóc (Kazashi). Dao vàtrâm thường dài độ 8-9cm vàtrong tầm gần, chúng có thể được ném đi như phi tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ cất dấu, mũi bén nhọn thường tẩm thuốc độc, một cây trâm cài tóc khi hữu sự trở nên vô cùng nguy hiểm.

1. LỊCH SỬ CỦA THUẬT NÉM PHI TIÊU:

Khó có thể nói đích xác thời điểm xuất hiện của thuật ném phi tiêu ở Nhật bản. Thời xa xưa, phụ nữ nhật đã biết sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn (Kaiken) vàcây trâm cài tóc (Kazashi). Dao vàtrâm thường dài độ 8-9cm vàtrong tầm gần, chúng có thể được ném đi như phi tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ cất dấu, mũi bén nhọn thường tẩm thuốc độc, một cây trâm cài tóc khi hữu sự trở nên vô cùng nguy hiểm. Thuật ném phi tiêu Shuriken-Jutsu (Shuriken: phi tiêu; Jutsu: nghệ thuật) bắt nguồn từ cách sử dụng những mũi dao nhọn làm bằng sắt hay thép dài từ 7-22cm. Sau đó là sự phát triển của đoản kiếm (Tanto) và cuối cùng lại trở về với phi tiêu. Có thể đoản kiếm không được chuộng vì đắt tiền và không tiện để ném, không thể mang theo người nhiều như phi tiêu. Hiện nay võ Nhật có 3 trường phái sử dụng phi tiêu được biết đến nhiều nhất: Negishi-ryu, Shirai-ryu vàChisin-ryu.

2. CÁC LOẠI PHI TIÊU KHÁC NHAU:

Căn cứ vào hình dạng, chúng ta có khoảng 20 loại phi tiêu. Có loại nhọn 1 đầu, có loại nhọn cả 2 đầu; dài, ngắn, dầy, mỏng…khác nhau. Dù mang hình dáng nào, phi tiêu cũng phải đáp ứng được hai đòi hỏi tiên quyết:
– Gọn, nhỏ dễ mang theo người.
– Khi được ném ra, chúng phải khó thấy để né tránh.
Điều nầy giải thích tại sao khi sử dụng phi tiêu, người ta thường để cho địch thủ đến gần. Khoảng cách càng ngắn, tiêu ném càng chính xác, bất ngờ.

3. CẦM PHI TIÊU:

Phi tiêu được nằm gọn trong lòng bàn tay với 4 ngón duỗi thẳng, ngón cái giữ phi tiêu ở vị trí cố định. Đầu nhọn có thể hướng ra phía đầu ngón tay hay quay về phía cổ tay.
Nếu nhắm vào mục tiêu ở gần, ta để cho phần mũi nhọn ló ra khỏi các đầu ngón tay nhiều và ngược lại, ta cầm phi tiêu với mũi nhọn thấp khi muốn ném xa.

4. KỸ THUẬT NÉM PHI TIÊU:

Trước hết, khi ném phải giữ cổ tay thật thẳng. Nếu bạn cong hay quặc cổ tay, mũi phi tiêu sẽ xoáy quá đà trên đường tới đích.
Kế đến là khoảng cách từ bạn đến đích. Kỹ thuật ném thay đổi tùy theo khoảng cách xa hay gần. Phi tiêu khi được ném ra sẽ xoay theo vòng tròn trước khi chạm đích. Bạn phải tính toán được số vòng quay của phi tiêu tùy theo đích ném xa hay gần. Ở tầm ném gần, phi tiêu chỉ xoay 1/2 vòng trước khi đến đích. Ở khoảng cách xa, phi tiêu sẽ xoay 1 vòng hay nhiều vòng. Nếu ném gần, chú ý cách cầm phi tiêu với mũi nhọn ra khỏi đầu ngón tay nhiều, bước chân bỏ tới rộng, chồm người về phía trước khi ném, phi tiêu sẽ đi nhanh và mạnh hơn.
Khi ném xa, cầm phi tiêu thấp hơn so với khi ném gần, đứng thẳng người, nhắm kỹ trước khi ném.
Khi bắt đầu tập luyện, nên đứng gần đích độ vài mét. Nếu bạn cầm phi tiêu mũi nhọn hướng ra phía đầu ngón tay, khi ném nó sẽ bay thẳng tới đích, không xoay vòng. Sau đó bạn bước lui xa thêm vài bước nữa. Cứ thế mà bạn tìm ra khoảng cách thích hợp cho phi tiêu xoay đủ một vòng trước khi đến đích. Với một người tầm vóc trung bình, khoảng cách đó nằm trong khoảng 4-5m. Tiếp tục đứng xa dần đích, tìm khoảng cách thích hợp cho 1 vòng rưởi, 2 vòng và hơn nữa. Nếu bạn thuận tay phải, đứng chân phải trước, khi ném chân trái bước lên. Nếu phi tiêu chạm ngay đích với mũi nhọn hướng lên, bạn bước lui 1 hay 2 bước.
Nếu phi tiêu chạm đích với mũi quay xuống, bạn bước lên 1 hay 2 bước. Nếu phi tiêu chạm đích với phần đuôi không nhọn hoặc có lúc xoay mũi lên, có lúc xoay xuống, bạn nên chú ý lại cổ tay, có thể bạn đã cong cổ tay khi ném. Mỗi khi tìm ra khoảng cách thích hợp, đánh dấu điểm đứng hay đo khoảng cách đó. Dần dần bạn sẽ quen ước lượng và chọn đúng khoảng cách thích hợp cho mỗi lần ném. Sự chính xác sẽ hoàn thiện dần qua quá trình tập luyện kiên trì.

5. CHỌN ĐÍCH NÉM PHI TIÊU:

Việc chọn đích thích hợp để tập ném khá đơn giản. Bạn có thể chọn những miếng ván dầy 4-5cm, dài độ 1-1,2m, đóng dính lại bằng 2 miếng gỗ chéo ở 2 mặt sau. Nên chọn loại gỗ thông vì chúng có độ mềm thích hợp cho việc luyện tập. Gốc cây, bức tường gỗ của căn nhà bỏ hoang… tất cả đều có thể biến thành đích ném, miễn là phi tiêu cắm vào được. Nếu muốn, bạn có thể sơn những vòng đồng tâm trên gỗ để tập.

6. AN TOÀN TRONG LUYỆN TẬP NÉM PHI TIÊU:

Dù nhỏ bé nhưng phi tiêu làmột vũ khí nguy hiểm nếu như bạn sử dụng bất cẩn. Trong lúc tập ném, phải hết sức thận trọng, không để người xem đến gần đường ném và đích. Phi tiêu có thể bị nẩy dội khi chạm đích, văng ra chung quanh. Đừng ném bừa bãi vào của cải vật chất công cộng hay cá nhân, cất giữ ngoài tầm tay của trẻ con.

7. CÁCH LÀM PHI TIÊU:

Phi tiêu được làm bằng thép, chiều dài 14cm và18cm là thích hợp nhất, nhọn một đầu. Phần nhọn khoảng 2,5cm tính từ mũi. Bạn nên làm nhiều phi tiêu để dễ tập, đỡ mất thời gian phải đi lại thu hồi các phi tiêu đã ném. Các võ sĩ đạo thường mang theo người 5-6 phi tiêu một lúc.

Nguyễn Dương Linh Vũ

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>