Nhân vật : Phạm Cô Gia (1900-2005)

phamcogia 4603 Nhân vật : Phạm Cô Gia (1900 2005) Phạm Cô Gia (1900-2005) là lão võ sư chưởng môn Phạm Gia võ phái.

Nữ lão võ sư Phạm Cô Gia tên thật là Phạm Gia, chào đời tại Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) trong một gia đình 3 đời theo nghiệp võ. Ông nội của bà – Phạm Tăng Điều – là quan võ triều Nguyễn và cha là Phạm Tăng Đại – một nhân vật khá nổi danh trong làng võ thời trước. Là con gái duy nhất trong gia đình có 4 anh em, lúc nhỏ tính khí bà như con trai, rất ham thích .

Chính vì thế, bà đã được thân phụ trực tiếp hướng dẫn từng đường quyền, ngọn cước từ lúc mới vừa lên 9 tuổi. Lớn lên, bà còn nghiên cứu vài môn võ khác như: quyền Anh, Bình Định… để làm phong phú sở học của mình cũng như tham dự nhiều cuộc biểu diễn.

Năm 1940, bà kết hợp các tinh hoa từ gia đình, cổ truyền và từ sáng tạo riêng mình để lập nên võ phái Phạm Gia. Năm 1945, bà tham gia kháng chiến chống Pháp, vừa dạy võ để che mắt quân Pháp vừa làm nhiệm vụ một lính biệt động thành. Bà bị đối phương bắt giam 12 lần, cả 12 lần bà đều vượt ngục thành công.

Năm 1990, khi Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam thành lập, bà gia nhập làng võ thuật Việt Nam với vai trò là thành viên Ban Cố vấn đầu tiên của Liên đoàn. Sau đó, bà trở thành Trưởng ban Cố vấn Liên đoàn kiêm thành viên ban Cố vấn Hội võ thuật cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh khi đã ngoài trăm tuổi.

Hơn nửa thế kỷ, võ phái Phạm Gia của bà đã truyền bá võ thuật cho hàng ngàn võ sinh. Còn những khi không bận rộn với chuyện võ, bà lại lặng lẽ ngồi trên chiếc sạp gỗ nơi góc chợ Nhỏ, Thủ Đức, TP.HCM, bày bán cốc, ổi, me ngào, bánh kẹo… bên cạnh căn nhà không quá 20 mét vuông của bà, lợp tôn thấp lè tè, chỉ đủ đặt một chiếc giường nhỏ, một bàn thờ tổ và một vài thứ vật dụng khác.

Đầu năm 2000, cùng nhiều lão võ sư khác, bà hiến tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM) cặp song kiếm gia truyền (cán bằng gỗ mun) hơn trăm tuổi. Đây là binh khí gắn bó với bà từ mấy chục năm nay và bà thường dùng để biểu diễn các bài Tứ linh kiếm, Mai hoa kiếm.

Thổ lộ với chúng tôi, bà vẫn còn canh cánh bên lòng một nỗi trăn trở: “Tôi có 2 nguyện vọng. Một là thực hiện Long môn trận (do phụ thân bà lập trận tại 18 thôn vườn trầu ở Hóc Môn xưa kia), quy tụ khoảng 100 võ sĩ tham gia để thực hiện một con rồng mà đôi mắt là cặp song chùy, 2 tai (cặp song phủ), 2 sừng (cặp siêu), lưỡi rồng (lá cờ đỏ), 4 răng nanh (4 thanh kiếm), 2 sợi râu dài (cặp thiết tiên), 4 chân (4 độc kiếm), đuôi rồng (cây kích) cùng 36 lăn khiên tượng trưng cho vẩy rồng.

Hai là, tôi ước ao có một ngày nào đó cùng với các lão võ sư trong cả nước trao đổi, nghiên cứu tinh hoa của võ cổ truyền Việt Nam, tìm hiểu sâu sắc các binh khí mà cha ông ta từng sử dụng để đánh đuổi giặc ngoại xâm, sau đó ghi hình và in thành sách lưu lại cho hậu thế”.

12 giờ ngày 20-11-2005, nữ lão võ sư Phạm Cô Gia – bậc tiền bối trong làng võ thuật cổ truyền Việt Nam – đã từ giã cõi trần, hưởng thọ 105 tuổi. Nhìn bà nằm xuôi tay, gương mặt thanh thản như đang chìm vào giấc ngủ sâu, đông đảo dân làng võ và thân hữu đến viếng tang không khỏi bùi ngùi, thương tiếc một con người suốt đời gắn bó và tôn vinh võ cổ truyền dân tộc.

Với những đóng góp tích cực cho làng võ cổ truyền Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, bà đã được Ủy ban TDTT tặng thưởng Huy chương “Vì sự nghiệp TDTT”, Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam trao tặng huy chương vàng danh dự…

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>