Kinh hoàng kiến sống ở trong tai đục thủng màng nhĩ bé gái 10 tuổi

Bác sĩ Nguyễn Văn Hải – Trưởng Khoa Khám Bệnh cho biết, sau tiểu phẫu, sức khỏe của cháu A tốt và có thể ra viện. Tuy nhiên, bé A. cần tái khám lại sau vài ngày để đảm bảo sức khỏe. Vì hiện , màng nhĩ và hòm nhĩ của bé có thể bị tổn thương do chân của kiến và vi khuẩn mà nó mang vào tai.

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ vừa cấp cứu cho một trường hợp bé gái D.T.A (10 tuổi) bị kiến bò trong tai đục thủng màng nhĩ.

Chiều 6/11, bé D.T.A. (10 tuổi, trú tại Hạ Hoà, Phú Thọ) cảm thấy khó chịu trong tai, kèm đau dữ dội. Lúc này chú của bé dùng đèn pin soi vào lỗ tai thì phát hiện có vật đang bò đi bò lại. Trước đó một ngày, bé A. đã cảm thấy bứt rứt trong tai nhưng qua kiểm tra tai bằng mắt thường, bố mẹ không thấy có nghi vấn.

bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp

 

Gia đình nhanh chóng đưa bé tới Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cấp cứu. Tại đây, sau khi dùng dụng cụ nội soi, các bác sĩ phát hiện có côn trùng trong tai bé. Một con kiến dài khoảng 5mm đi xuyên thủng qua màng nhĩ tai của bệnh nhi khiến cháu đau đớn nhiều ngày. Các bác sĩ hội chẩn nhanh và gây tê, gắp con côn trùng ra khỏi tai của bệnh nhi.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hải – Trưởng Khoa Khám Bệnh cho biết, sau tiểu phẫu, sức khỏe của cháu A tốt và có thể ra viện. Tuy nhiên, bé A. cần tái khám lại sau vài ngày để đảm bảo sức khỏe. Vì hiện tại, màng nhĩ và hòm nhĩ của bé có thể bị tổn thương do chân của kiến và vi khuẩn mà nó mang vào tai.

Xem Thêm:  Top 7 dấu hiệu nhận biết sớm cơn đau tim ở nữ giới

BS Hải khuyến cáo, nếu không may bị côn trùng chui vào tai, trước tiên bạn nên cố gắng bình tĩnh hoặc trấn an người bị côn trùng tấn công. Trong những trường hợp này, tuyệt đối không được dùng cây bông gòn, tăm bông ngoáy vào tai. Làm như vậy có thể làm cho côn trùng hoảng sợ, chạy sâu vào trong, vòng vòng trên màng nhĩ. Nếu cố gắng thọc cho côn trùng ra thì lại thọc trúng màng nhĩ.

Tốt nhất trong trường hợp này, nên nghiêng người về bên lỗ tai có côn trùng, lắc lắc cái đầu để côn trùng chui ra ngoài. Không được lấy tay đập vào lỗ tai, sẽ rất có hại.

Nếu người bị côn trùng chui vào tai mà thấy có bất thường ở tai như thấy dịch hay máu chảy ra từ tai, có nghĩa là màng nhĩ đã thủng thì không áp dụng những cách trên. Lúc này, nên nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý đúng cách.

 

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>