Có nên cho bé ngủ cùng giường với bố mẹ hay không?

Đây là những điểm thuận lợi bởi tình cảm mẹ và bé được vun đắp ngay từ đầu, tâm lý bé được phát triển tốt hơn, không có cảm giác bị cách ly.Bên cạnh đó, việc để trẻ ở ngay cạnh mẹ cũng sẽ giúp mẹ cho con bú được sớm hơn và dễ hơn. Điều này cũng sẽ làm duy trì đủ lượng sữa cho trẻ.
Từ thông tin bé 5 tháng tuổi bị chết não do mẹ ngủ quên đè tay lên con, nhiều người đặt câu hỏi, có nên cho bé ngủ cùng giường với bố mẹ hay không?
 

Bàn luận xung quanh vấn đề có cho nên cho con ngủ cùng bố mẹ hay không, có nhiều ý kiến cho rằng đây là cách để bố mẹ dễ dàng theo dõi, chăm sóc con. Bên cạnh đó, cũng có những người bày tỏ rằng việc này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ chỉ vì bất cẩn của bố mẹ.

Cho trẻ ngủ riêng tức là trẻ vẫn ở chung phòng với cha mẹ nhưng không ngủ chung giường và lúc này cha mẹ vẫn có thể chăm sóc trẻ khi cần. Bác sĩ Cam Ngọc Phượng cho rằng, việc cho trẻ ngủ chung với bố mẹ sẽ có những điểm thuận lợi và cũng có những điểm bất lợi mà cha mẹ cần phải lưu ý.Theo chia sẻ của Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Trưởng khoa sơ sinh, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc với VOH, các bậc cha mẹ cần phân biệt rõ việc tập cho trẻ ngủ riêng với việc để trẻ ngủ một mình.

bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp

Thông thường, khi trẻ vừa sinh ra đời, các bác sĩ thường sẽ khuyên nên đặt bé lên cơ thể người mẹ càng sớm càng để “da kề da”, mẹ có thể ôm ấp trẻ ngay sau sinh từ đó giúp gắn kết tình cảm mẹ con và cũng mang lại cảm giác an toàn cho trẻ.

Đây là những điểm thuận lợi bởi tình cảm mẹ và bé được vun đắp ngay từ đầu, tâm lý bé được phát triển tốt hơn, không có cảm giác bị cách ly.Bên cạnh đó, việc để trẻ ở ngay cạnh mẹ cũng sẽ giúp mẹ cho con bú được sớm hơn và dễ hơn. Điều này cũng sẽ làm duy trì đủ lượng sữa cho trẻ.

Xem Thêm:  Top 8 dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề về gan

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm thuận lợi khi cho bé ngủ chung giường thì cũng có những điểm bất lợi của việc để trẻ ngủ chung cùng bố mẹ như sau:

– Cha mẹ có thể nằm đè lên bé, nhất là khi cha mẹ mệt, ngủ sâu, uống rượu, hút thuốc lá… làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Trong lúc ngủ tay cha hoặc mẹ có thể quơ trúng bé, đè lên mặt, mũi bé khiến bé bị ngạt thở.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ từ chăn, ga giường đều có thể khiến bé bị ngộp. Chính vì thế, bác sĩ Phượng khuyên các bậc cha mẹ cần phải xác định rõ về vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ sau sinh. Theo khuyến cáo, khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ và bé nên nằm riêng (mẹ nằm trên giường, bé nằm trên nôi) và ở chung một phòng mới là tốt nhất.

Nếu trẻ ngủ cùng cha mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS: Sudden infant dead syndrome), hội chứng này được chuẩn đoán khi một đứa trẻ khỏe mạnh tử vong mà không có dấu hiệu cảnh báo hay lý do rõ ràng. SIDS hiếm gặp nhưng nó vẫn có khả năng cao gây tử vong ở trẻ sơ sinh.Trao đổi với Dân trí, Bác sĩ Nguyễn Đức Thường cho biết, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng ngủ chung với người lớn vì kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên ngủ trong giường, cũi cạnh giường bố mẹ là giải pháp an toàn nhất.

Lí giải về nguyên nhân dẫn đến hội chứng SIDS, bác sĩ Thường cho rằng, dù nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng có thể do chăn, nệm, thú nhồi bông… che mũi hoặc miệng của trẻ, hoặc do giường ngủ quá kín và nóng làm tăng nguy cơ SIDS.

Có rất nhiều tình huống, nguy cơ có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi ngủ cùng với bố mẹ. Bố mẹ tuyệt đối không ngủ cùng trẻ trong những trường hợp sau:

– Bố hoặc mẹ hút thuốc lá.

– Trẻ sinh non hoặc không đủ cân nặng.

– Bố, mẹ uống rượu hoặc sử dụng thuốc điều trị, chất kích thích. Điều này có thể ảnh hưởng tới trí nhớ và làm bố mẹ quên rằng con nhỏ đang ngủ trên giường, bố mẹ ngủ say, ôm trẻ quá chặt khiến trẻ ngạt thở.

– Người mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, hay mơ sâu, có thể khiến bố mẹ ngủ say và không kiểm soát được hành vi của mình.

Để đảm bảo an toàn cho bé trong khi ngủ, bố mẹ nên:

– Đặt trẻ nằm ở cũi, nôi riêng ở bên cạnh giường bố mẹ. Bố mẹ nên mua những chiếc nôi mở một bên có thể gắn vào giường mình để có thể gần trẻ và loại trừ khả năng đè lên trẻ khi ngủ.

– Đảm bảo giường, cũi của trẻ không có quá nhiều loại thú nhồi bông, đồ chơi, chăn đệm lộn xộn vì chúng có thể khiến trẻ dễ bị ngạt do không thể xoay đầu khi có vật đè trên mặt. Đầu và chân giường, cũi của trẻ không có kẽ hở có thể làm kẹt đầu trẻ.

– Bố trí phòng ngủ của trẻ thoáng khí. Không cho trẻ nằm trên gối hoặc để đầu của trẻ bị che phủ trong khi ngủ.

– Luôn cho trẻ nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ. Đặt trẻ ngủ trong tình trạng tay và chân được thoải mái, và tạo một khoảng rộng để trẻ có thể chuyển động xung quanh.

– Thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của trẻ trong đêm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

– Quan sát và theo dõi con thường xuyên, đặc biệt trong thời gian đầu, tránh để trẻ có tâm lý hoảng sợ, la khóc gây ảnh hưởng sức khỏe của bé về sau.

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>