Chia sẻ gợi ý cách “Make up” cho tường đẹp đón tết

Trong thi công nhà ở dân dụng hiện nay, thì hoàn thiện bề mặt tường bằng sơn (trên bề mặt tường trát) vẫn là cách thức thi công – vật liệu phổ biến nhất. Nhưng dẫu vậy, thì công việc tưởng như đơn giản và dễ dàng này vẫn rất cần chú trọng ở nhiều yếu tố: công năng, thẩm mỹ, kinh tế. Như trên đã nói, tường chiếm bề mặt diện tích lớn nhất trong ngôi nhà, nên để có một kết quả tốt, thì chi phí (nhân công và vật tư) không hề nhỏ.

Trừ một số loại sơn kỹ thuật đặc biệt, như sơn bêtông, sơn chống nóng, sơn chống thấm… thì vấn đề thường gặp nhất là lựa chọn màu sơn cho tường. Chọn màu, tưởng dễ, vì rất trực quan, ai cũng có thể làm được. Nhìn trên bảng màu thì dường như màu nào cũng đẹp, nhưng để phủ lên bề mặt tường, trong những không gian cụ thể thì lại không phải vậy. Để có một bức tường đẹp, một căn phòng đẹp, thì màu sắc của tường là quan trọng, nhưng cũng chỉ là một trong các yếu tố khác có tính gắn kết chặt chẽ; như sàn, trần, đồ đạc nội thất, chất liệu, vật liệu hoàn thiện nội thất, ánh sáng và cả tính chất không gian sử dụng. Một phòng ngủ cần sự ấm áp tĩnh tại; một phòng khách cần sự thoải mái, vui tươi; một phòng giải trí có thể mạnh mẽ ấn tượng… Sắc màu hoàn toàn có thể tham gia vào việc kiến tạo những cảm giác ấy cho người sử dụng. Tất nhiên, chủ nhà có thể đưa ra những nhu cầu, ý thích của riêng mình với phong cách nội thất nói chung và sắc màu nói riêng; để kiến trúc sư có định hướng tổng thể. Và vấn đề này nên được làm sớm từ khâu thiết kế, chứ đừng để đến khi một số loại vật liệu khác đã được thi công (như gạch lát, gỗ, đá…), đã ấn định màu sắc khó thay đổi được; rồi lại đưa một màu sơn theo ý thích chủ quan vào, nhưng lại không phù hợp với những gì sẵn có.

Một chuyện khác liên quan đến những sắc màu của ngôi nhà, ấy là chuyện phong thuỷ. Màu sắc không đại diện hoàn toàn cho phong thuỷ – ngũ hành; chỉ là một phần mang yếu tố tượng trưng. Thế nên, nếu nghĩ rằng tôi mệnh hoả, thì nhất thiết phải sơn nhà màu đỏ; hay mệnh kim nên sơn nhà trắng toát…; thì đó là sai lầm. Mệnh nào, hành nào còn phụ thuộc vào cả hình, chất liệu… chứ không chỉ riêng màu sắc. Và bản thân trong ngũ hành có mối quan hệ tương sinh – tương khắc tạo nên sự ổn định, cân bằng chứ không nhất nhất thế này hay thế kia.

Mỗi màu, mỗi gam màu… có những đặc tính riêng, cho những cảm giác, cảm xúc khác nhau. Mỗi người có những sở thích về màu sắc khác nhau. Nhưng một ngôi nhà không phải là một cái áo (có tính cá nhân); mà là một không gian, dành cho nhiều người, và có mối quan hệ chặt chẽ với những yếu tố khác. Màu sắc của ngôi nhà cần được lựa chọn trên cơ sở ấy. Nhiều trường hợp, chỉ vì lựa chọn màu dựa trên sở thích cá nhân (của gia chủ), rồi sau khi sơn lên tường với một diện che phủ không nhỏ; mới nhận thấy là sai lầm.

Hoàn thiện bề mặt tường, hay sơn tường, cũng có những nguyên tắc, quy trình cụ thể, không nên, thậm chí không được bỏ bớt hay làm khác. Ví dụ như theo quy trình chung, phải sơn lót rồi sau đó mới sơn màu. Một số loại màu đặc biệt của một số hãng, nhất thiết phải kèm theo sơn lót đặc biệt, thì mới lên đúng được màu; nếu như không dùng sơn lót, hoặc dùng sơn lót thường, thì màu sẽ khác. Nhiều chủ nhà, thậm chí là người phụ trách thi công đã coi thường, bỏ qua điều này, rồi sau đó phàn nàn là màu không đẹp như trong mẫu, hay trách người vận chuyển đã lấy nhầm hàng!?

Cũng cần phải nói thêm rằng, màu sơn gì, hay sơn như thế nào chỉ làm đẹp hơn khi “nhân vật chính” là ngôi nhà, là công trình đẹp, tốt với hình khối, với đường nét, với không gian… chứ sơn không thể biến một ngôi nhà xấu thành ngôi !

Những điểm nhấn và những vật liệu khác

Trong ngôi nhà, trên những bức tường, đôi khi cần những điểm nhấn, để đặc tả, thu hút sự chú ý vào một nơi, một góc nào đó, bởi nơi đó có tính chất đặc biệt; nhưng cũng có thể điểm nhấn đó chỉ là để “phá vỡ” một sự nhàm chán, đơn điệu – ví dụ như trên một diện tường phẳng và lớn quá. Thông thường thì những điểm nhấn này hay được xử lý bằng màu sắc hoặc chất liệu khác, hoặc kết hợp. Sử dụng màu sơn khác, đặc biệt là các màu mạnh, màu nóng là một cách làm quen thuộc và đồng bộ trong công đoạn sơn tường, và cũng dễ dàng, thuận tiện cho quy trình thi công nói chung. Tuy nhiên, sơn và cách thức sơn cũng có những hạn chế nhất định, không thể diễn tả bề mặt như mong muốn của người thiết kế. Những điểm nhấn này có thể được sử dụng các loại vật liệu khác, các loại “áo” khác để làm sinh động và đẹp hơn cho không gian.

 Chia sẻ gợi ý cách “Make up” cho tường đẹp đón tết

Sự thô mộc có duyên và nét đẹp riêng.

Có nhiều loại vật liệu có thể làm “áo” cho tường thay thế cho bề mặt sơn truyền thống. Đó là gỗ, đá, kính, giấy dán tường… Tuy vậy các loại vật liệu này cơ bản chỉ làm “điểm nhấn” hoặc tại một vài vị trí đặc biệt, hay đòi hỏi công năng khác thường; chứ không thể dùng đại trà trên diện lớn. Mỗi loại vật liệu có những ưu nhược điểm riêng và cách thức thi công riêng. Gỗ cho cảm giác ấm áp, và được làm trong giai đoạn hoàn thiện, sau khi sơn; đá cho cảm giác phóng khoáng, tự nhiên, và được thi công từ giai đoạn trát, ốp – lát hoàn thiện…

Hiện nay, trên thị trường xây dựng, giấy dán tường là một loại vật liệu mới, được sử dụng nhiều. Giấy dán tường có nhiều ưu điểm: mẫu mã phong phú; thi công dễ dàng, nhanh gọn, an toàn; giá cả có nhiều sự lựa chọn… Giấy dán tường vừa có thể làm điểm nhấn (với những mẫu phù hợp), lại vừa có thể sử dụng trên diện rộng thay cho sơn tường. Về cơ bản, giấy dán tường cho bề mặt phẳng giống như sơn, đa dạng về màu sắc và có những hoa văn mà sơn không thể có được. Một số mẫu giấy dán tường được thiết kế như một bức tranh có nội dung với những hình ảnh sinh động. Tuy vậy, giấy dán tường cũng có những nhược điểm nhất định: đó là không thể dùng ngoài trời, khi bị phá huỷ bề mặt (rách, trầy xước) rất khó sửa chữa hoặc không xử lý được nếu mẫu cũ đã hết, hạn chế khả năng thẩm thấu hơi nước trong không khí hoặc thoát hơi nước của tường trong điều kiện độ ẩm cao/thay đổi độ ẩm của môi trường. Trong thực tế, giấy dán tường còn hay được dùng để… “chữa cháy” cho bề mặt tường sơn có vấn đề, thẩm mỹ kém; như bề mặt trát không phẳng, có các vết nứt, bị ố bẩn…

“Áo” cho tường, có nhiều khi cũng không phải là trát, sơn – bả hay các loại vật liệu hoàn thiện che phủ như đã đề cập ở trên, mà lại chính là sự thô mộc ở chính chất liệu tạo nên bức tường – không có công đoạn hoàn thiện bề mặt, hay nói cách khác là tường… không “mặc áo”. Đó là chất liệu nguyên bản của kết cấu, của vật liệu, và có những vẻ đẹp rất riêng: tường bêtông, tường xây đá, tường xây gạch trần không trát… Với những bề mặt này, để không cần “mặc áo”, đòi hỏi trình độ – kỹ thuật thi công cao, và tất nhiên cũng đòi hỏi những không gian phù hợp, với những yếu tố khác liên quan, cả thẩm mỹ và kỹ thuật có tính thống nhất.

Đẹp là vừa đủ

Cái gì cũng vậy, quá nhiều đều không tốt. Đẹp nhất bao giờ cũng là một sự cân bằng, hài hoà. Trong một ngôi nhà ở, càng cần nhiều sự cân bằng, hài hoà đó. Ngôi nhà ở khác nhiều với một kiến trúc dùng để ngắm nhìn, giải trí trong chốc lát; vì vậy trong việc “mặc áo” cho tường cần phải tiết chế, tránh những sự quá đà gây ra những hậu quả tiêu cực.

Màu sắc của sơn tường thì có rất nhiều, các loại vật liệu che phủ khác trên thị trường vật liệu xây dựng cũng rất sẵn. Nếu lạm dụng quá nhiều màu sắc, quá nhiều chất liệu, quá nhiều “điểm nhấn”… thì sẽ chỉ làm hình thức, không gian ngôi nhà thêm rối rắm, thậm chí bức bối chứ không đẹp hơn. Trong công trình, thường có một số màu cố định của một số vật liệu; như màu nâu của gỗ, màu đất nung của chất liệu gốm, màu trắng của cửa nhựa, màu ánh kim của inox ở một số cấu kiện, màu xanh của cây…; nên chọn màu sơn tường rất cần tiết chế về số lượng màu và sắc độ màu. Cũng tương tự, “điểm nhấn” sẽ chỉ là “điểm nhấn” khi nó có ít, và đúng chỗ, chứ chỗ nào cũng có “điểm nhấn” thì không còn ý nghĩa nữa.

Định nghĩa thế nào là đẹp rất khó, và mỗi người có một quan niệm thẩm mỹ riêng. Nhưng đẹp luôn là vừa đủ, và vừa đủ cũng là đẹp!

Tủ Bếp Gỗ Tần Bì

Tủ Bếp Gỗ Gõ Đỏ

Tủ Bếp Gỗ Dổi

Truy cập để xem nhiều hơn tại TuBep.com – Thế Giới Tủ Bếp | Chuỗi Showroom Tủ Bếp UY TÍN & NỔI TIẾNG !!!
Hotline: (028) 6688.6969 hoặc Tổng Đài: 1900.6969

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>